Đặc điểm về các loại nấm bào ngư
Nấm bào ngư là một loại nấm thuộc họ Pleurotus, còn có nhiều tên gọi khác như bạch mộc nhĩ, nấm đông cô, nấm sò,… Đây là loại nấm rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Nấm bào ngư có dạng hình phễu thuôn, mũ nấm xòe ra, đỉnh nấm hơi lõm, dưới mũ nấm có một lớp tơ mỏng. Nấm sò chủ yếu mọc thành cụm, ít mọc đơn lẻ.
Nấm bào ngư thuộc nấm họ Pleurotus
Có bao nhiêu loại nấm bào ngư?
Có hai loại nấm sò xám là xám đậm và xám nhạt. Nấm màu xám đậm hoặc xám nhạt được phân loại tùy theo chân dài hay ngắn.
Ở nước ta nấm xám đen gọi là nấm bào ngư xám Long Khánh, nấm chân dài xám nhạt gọi là nấm bào ngư xám Nhật Bản. Ngoài hai loại này còn có loại màu trắng.
Quá trình phát triển của loại nấm bào ngư
Loại nấm này được sản xuất bằng cách trộn chất hữu cơ với mùn cưa cao su. Hỗn hợp trồng nấm được đóng gói trong túi có chứa chất trồng và hấp ở nhiệt độ 100oC trong 8 - 10 giờ trước khi cấy giống và đưa vào môi trường tủ ươm.
Sau 2 tháng, sợi nấm sẽ lan rộng và bao phủ túi môi trường. Lúc này, người trồng nấm rạch một đường trên bịch để tai nấm mọc ra.
Nấm bào ngư được chăm sóc theo quy trình
Nấm thường được thu hoạch 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Nấm không phun thuốc sẽ phát triển rải rác. Một túi giá thể vừa thu hoạch xong cần chờ nhiều ngày sau mới có đợt nấm mới. Nếu dùng thuốc thì nấm bào ngư xám ra hàng ngày, số lượng nhiều. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.